Đăng ký
Đăng nhập
Thứ Năm, 19/9/2024 - 08:52:58 Đường dây nóng: 0936 650 620 Liên hệ quảng cáo: (024) 62820721 Cơ quan: (024) 62820712 Email: lh-long@tienphongtf.com

30 phút nội soi, điều trị chấn thương sụn chêm cho VĐV Judo Trần Lê Phương Nga

Chủ Nhật, 19:00 ngày 21/08/2022

Bỏ lỡ giấc mơ huy chương vàng SEA Games 31, VĐV Judo Trần Lê Phương Nga vượt qua cú sốc, bước vào “trận chiến” phục hồi khớp gối cùng đội ngũ chuyên gia Hệ thống BVĐK Tâm Anh.

Bỏ lỡ giấc mơ huy chương vàng SEA Games 31, VĐV Judo Trần Lê Phương Nga vượt qua cú sốc, bước vào “trận chiến” phục hồi khớp gối cùng đội ngũ chuyên gia Hệ thống BVĐK Tâm Anh.

Sau 20 ngày gặp chấn thương tại chung kết SEA Games 31, vận động viên (VĐV) Trần Lê Phương Nga được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Anh TP.HCM. Được chẩn đoán rách sụn chêm, Phương Nga chỉ có 60 phút cho buổi phỏng vấn nhanh trước khi bước vào ca phẫu thuật do TS.BS Tăng Hà Nam Anh - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh - thực hiện.

“Nỗi tiếc nuối lớn nhất là bản thân không thể hoàn thành bài quyền, đặc biệt khi có cơ hội vào chung kết với số điểm rất cao”, Phương Nga nói về sự cố tại chung kết SEA Games 31 - giải đấu quan trọng nhất năm 2022 của nữ VĐV.

Hơn 10 năm theo đuổi Judo, trước khi tham gia SEA Games và thi đấu Katame No Kata - bài quyền về các kỹ thuật đè, khóa, siết của địa chiến - Phương Nga gắn bó với Ju No Kata (bài quyền về sự nhu hòa, uyển chuyển). Nói cách khác, cô chỉ có 7 tháng để thành thạo bài quyền mới trước khi lên sàn đấu.

“Tôi nghĩ một trong những lý do chấn thương là trước khi biểu diễn, tôi phải chờ khá lâu trong bối cảnh thời tiết Hà Nội chuyển tối, hơi lạnh. Ngoài lý do khách quan, tôi cũng chủ quan khi chỉ khởi động những bộ phận từng bị chấn thương và làm nóng khớp gối nhẹ nhàng”, Phương Nga kể lại.

Chấn thương ngay trên sàn đấu khiến khớp gối không thể duỗi thẳng, Phương Nga phải rời nhà thi đấu bằng cáng. Các chẩn đoán cận lâm sàng sau đó cho thấy nữ võ sĩ bị rách sụn chêm, dây chằng vướng vào sụn vỡ khiến cô không thể co gập chân.

Trở về TP.HCM, Phương Nga đề xuất đơn vị chủ quản được điều trị với TS.BS Tăng Hà Nam Anh (hiện giữ vị trí Phó chủ tịch Hội Y học thể thao và Nội soi khớp Đông Nam Á, đồng thời là Chủ tịch Hội Nội soi khớp và Thay khớp Việt Nam) tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Phương Nga biết đến BVĐK Tâm Anh và vị giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình từ nhiều năm trước. Cô cũng thấy nhiều đàn chị vận động viên gặp chấn thương được điều trị và phục hồi thành công tại đây.

“Ngay sau khi chân tôi bớt sưng, viêm, một số chuyên gia đã chụp phim và chỉ định phẫu thuật tại Hà Nội. Tuy nhiên, tôi quyết định về lại TP.HCM để gia đình tiện chăm sóc, đồng thời được điều trị với bác sĩ Nam Anh. Đàn chị của tôi từng không thể chạy bộ vì đứt dây chằng nhưng đã có thể chạy chậm sau khi mổ tại BVĐK Tâm Anh. Người thật việc thật, nên tôi rất tin tưởng vào đội ngũ bác sĩ tại đây”, cô nói thêm.

Sau buổi thăm khám, nữ vận động viên an tâm hơn khi được TS.BS Tăng Hà Nam Anh tư vấn lộ trình điều trị rõ ràng và tiên lượng hồi phục tốt. Chuyên gia nhận định Phương Nga còn nhiều thời gian để khớp gối phục hồi khỏe mạnh, kịp quay trở lại sàn tập và duy trì phong độ đỉnh cao cho giải đấu SEA Games 32 diễn ra tại Campuchia vào năm 2023.

Chia sẻ về trường hợp chấn thương của Phương Nga, TS Tăng Hà Nam Anh cho biết nữ vận động viên bị rách sụn chêm phía ngoài - nằm giữa lồi cầu với mâm chày. Sụn chêm có vai trò chịu tải trọng lực toàn bộ cơ thể, giảm xóc khi vận động viên chạy nhảy. Sụn chêm hiện chưa có vật tư nhân tạo để thay thế.

Với chấn thương này, vị chuyên gia quyết định điều trị bảo tồn - dùng kỹ thuật nội soi và hệ thống nội soi hiện đại để thăm khám toàn bộ khớp gối, gồm các bề mặt sụn, dây chằng chéo trước, sau, đồng thời khâu lại sụn chêm bị rách.

Là chuyên gia của lĩnh vực y học thể thao và nội soi khớp, TS Tăng Hà Nam Anh chia sẻ: “Gần như tất cả ca đứt dây chằng chéo hoặc rách sụn chêm, nếu giữ được chúng tôi sẽ cố gắng. Trên lâm sàng, chúng tôi nhận thấy nếu cắt bỏ sụn chêm của bệnh nhân thì sau 5 năm, khớp gối có thể bị thoái hóa”.

Vị chuyên gia nhận định với các vận động viên, cầu thủ chuyên nghiệp, việc cắt bỏ sụn chêm khiến thời gian phục hồi chấn thương kéo dài rất lâu, thậm chí khó đảm bảo việc quay trở lại thể thao với phong độ đỉnh cao. Đây chính là nỗi ám ảnh của nhiều ngôi sao bóng đá nước nhà.

“Với VĐV Phương Nga, cô còn trẻ và sự nghiệp thi đấu thể thao thành tích cao đang có triển vọng tốt. Do đó điều trị bảo tồn là ưu tiên, bằng mọi giá phải giữ lại sụn chêm nguyên thủy”, bác sĩ nói thêm.

Phương Nga hoàn toàn tỉnh táo trong suốt cuộc phẫu thuật. Cô chăm chú theo dõi màn hình nội soi 4K và lắng nghe các y lệnh của bác sĩ với toàn bộ ê-kíp. Nhờ nội soi và chiếu trên màn hình LCD lớn, bác sĩ chỉ cho Phương Nga thấy hai tổn thương khác đi kèm là rách sừng trước của sụn chêm phía ngoài và sụn khớp của bệnh nhân ở vùng mâm chày bị tổn thương, tạo thành một cái vạt.

“Với cái vạt này, bệnh nhân chạy nhảy bình thường thì không sao. Nhưng nếu vạt bị kẹt vào khớp, bệnh nhân có thể thấy đau nhói và té ngã. Phương Nga rất may mắn, khi tất cả dây chằng vẫn khỏe mạnh. Do đó, tôi chỉ tiến hành khâu lại sụn chêm bên ngoài, đồng thời dùng kỹ thuật Radio Canxi để phát sóng radio cao tần, đốt bề mặt sụn khớp làm đông đặc và cứng trở lại. Như vậy, bệnh nhân có thể đi được ngay sau khi phẫu thuật”, bác sĩ Nam Anh cho biết.

Ưu điểm của phương pháp này là tự tái tạo, giúp sụn chêm tự lành. Thời gian hồi phục rất nhanh. Người bệnh có thể đứng lên, đi lại nhẹ nhàng ngay sau phẫu thuật, đặc biệt là có cơ hội trở lại chơi thể thao sau 3 tháng.

Cũng theo TS Tăng Hà Nam Anh, chiến lược điều trị chấn thương thể thao hiện đại gồm nhiều phần: Phục hồi cấu trúc giải phẫu, phục hồi chức năng sinh học, phục hồi kỹ năng thể thao. Trong đó, phục hồi chức năng là giai đoạn rất quan trọng. Nếu phương pháp tập luyện không hiệu quả, vận động viên khó lấy lại phong độ đỉnh cao, thậm chí tăng nguy cơ tái chấn thương.

Với trường hợp của nữ vận động viên Judo, bác sĩ chỉ định ngưng vận động mạnh trong khoảng thời gian chờ sụn chêm phục hồi hoàn toàn. Song song, bệnh nhân cần tập bảo dưỡng cơ để cơ không bị teo, gập gối tối đa 90 độ không hơn. Các giai đoạn này có thể nhờ đến hệ thống máy móc vật lý trị liệu, máy laser và sóng radio tại khoa Phục hồi chức năng của Trung tâm Chấn thương chỉnh hình để vết thương mau lành, tổ chức sụn khớp tái tạo nhanh.

Sau khi trải qua giai đoạn trị liệu, Phương Nga có thể tập luyện và xa hơn là quay trở lại thi đấu thể thao thành tích cao.

Sau gần 30 năm làm nghề, TS.BS Tăng Hà Nam Anh nhận định chấn thương thể thao có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, từ cầu thủ đến người chơi thể thao phong trào. Người chơi càng thiếu kỹ năng, kỹ thuật chưa hoàn thiện, kiểm soát cường độ tập luyện chưa tốt, dinh dưỡng không đảm bảo… càng dễ gặp các chấn thương thể thao.

Trên lâm sàng, bác sĩ nhận định chấn thương thể thao tập trung vào cơ xương khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng, màng bao hoạt dịch… Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ tái phát dai dẳng, tình trạng chấn thương trầm trọng theo thời gian. Thực tế, nhiều người gặp chấn thương thường không khám ngay, chỉ đến khi quá đau hoặc không thể tập luyện, chạy nhảy, đi lại… họ mới đến bệnh viện để gặp bác sĩ.

Cũng theo bác sĩ, trước đây, các cầu thủ chuyên nghiệp có điều kiện kinh tế hoặc được bảo hiểm thường chọn phương án ra nước ngoài phẫu thuật khi đứt dây chằng hay bị tổn thương về sụn, cơ, xương... Hiện nay, giới cầu thủ và lãnh đạo các câu lạc bộ thể thao lớn đã tin vào nền y học thể thao của Việt Nam, đồng thời lựa chọn điều trị, phẫu thuật tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh. Đây cũng là địa chỉ để vận động viên kiểm tra tình trạng dây chằng khớp gối định kỳ, đảm bảo kế hoạch luyện tập cá nhân.

“Tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh, chúng tôi không chỉ mang đến hiệu quả điều trị tối ưu mà còn giúp người bệnh tiếp cận phác đồ điều trị, hệ thống máy móc và thiết bị vật tư y tế tương đương thế giới. Người bệnh có thể tiết kiệm chi phí ăn ở, phiên dịch… so với điều trị ở nước ngoài, trong khi điều kiện chăm sóc về dinh dưỡng, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng không hề thua kém”, bác sĩ Nam Anh nhấn mạnh.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Hệ thống BVĐK Tâm Anh đang từng bước xây dựng Trung tâm Y học thể thao quy mô khu vực ở hai đầu TP.HCM và Hà Nội. Không chỉ đầu tư trang thiết bị hiện đại chuyên dụng trong ngành Ngoại khoa Cơ xương khớp, nhiều thiết bị đặc biệt về y học thể thao như hệ thống kiểm tra sức mạnh dây chằng khớp gối đã được trang bị.

Đây là thiết bị không thể thiếu tại các trung tâm y tế của những câu lạc bộ bóng đá lớn trên thế giới. Tại Việt Nam, hệ thống kiểm tra sức mạnh dây chằng khớp gối hiện chỉ có tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh, giúp chẩn đoán chính xác độ căng chịu lực, đánh giá mức độ tổn thương dây chằng khớp gối thay vì thăm khám truyền thống, hỗ trợ điều trị và theo dõi tốc độ hồi phục sau phẫu thuật hiệu quả hơn.

Ngoài ra, người bệnh được chẩn đoán, thăm khám và điều trị với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet trong phòng mổ tiêu chuẩn quốc tế HyBrid…

Trung tâm Y học thể thao còn có thế mạnh về ứng dụng y khoa độc quyền như kỹ thuật nối dây chằng (với các tổn thương dây chằng dưới 21 ngày, còn mạch máu nuôi); thay ghép dây chằng nhân tạo, tái tạo dây chằng chéo khớp gối; ghép sụn khớp nhân tạo, cải tạo bề mặt sụn khớp, bắt vít tự tiêu cho các chấn thương cổ chân để tránh phẫu thuật nhiều lần…

Điểm khác biệt của Trung tâm Y học thể thao là sự thống nhất trong quy trình điều trị: Bác sĩ phẫu thuật theo dõi, bác sĩ phục hồi chức năng tập vật lý trị liệu và chuyên viên tư vấn tâm lý sau chấn thương cho người bệnh. Với các trường hợp đặc biệt, bệnh nhân được chỉ định bác sĩ dinh dưỡng để hỗ trợ lên kế hoạch ăn uống phù hợp cho từng giai đoạn phục hồi. Việc cá thể hóa phác đồ điều trị, bám sát tiến trình phục hồi là mấu chốt để người bệnh tin tưởng nhiều hơn vào ngành y trong nước.

Theo chuyên gia Tăng Hà Nam Anh, thể thao Việt Nam đang phát triển và lớn mạnh nên cần có những trung tâm y học thể thao xứng tầm. Đây là nơi chăm sóc, đảm bảo sức khỏe vận động viên chuyên nghiệp nói riêng và người yêu thể thao nói chung.

Với đội ngũ chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu, giỏi chuyên môn, các y bác sĩ tại bệnh viện có thể thực hiện tất cả phương pháp phẫu thuật mới nhất của y khoa thế giới, đặc biệt là kỹ thuật khó như tái tạo dây chằng chéo trước, khoan kích thích tủy, thay khớp và ghép xương nhân tạo, chấn thương chỉnh hình…

Kỹ thuật nội soi khớp; thay khớp gối Medial Pivot với sự hỗ trợ của công nghệ thực tế ảo mắt thần Navigation Knee+; thay khớp háng SuperPath với đường mổ nhỏ và ít cắt cơ; phẫu thuật cột sống ít xâm lấn điều trị thoát vị đĩa đệm, xẹp đốt sống... cũng được đội ngũ chuyên gia chấn thương chỉnh hình tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh thực hiện thường quy. Từ đây, hàng nghìn người có bệnh lý cơ, xương, khớp hay chấn thương trong thể thao, tai nạn… có thể nhanh chóng sinh hoạt trở lại, thậm chí tham gia thi đấu thể thao thành tích cao. Đây là niềm vui của TS Tăng Hà Nam Anh nói riêng và đội ngũ chuyên gia y học thể thao tại Tâm Anh nói chung.

Nói về BVĐK Tâm Anh TP.HCM, vận động viên Phương Nga đánh giá cao chuyên môn của đội ngũ chuyên gia cũng như quy trình điều trị. Nữ tuyển thủ được tư vấn chế độ tập luyện, dinh dưỡng sau phẫu thuật, đồng thời chuẩn bị tinh thần cho các đợt tập vật lý trị liệu, đảm bảo hồi phục đúng lộ trình.

“Tôi không quá lo lắng vì đã đặt hết niềm tin vào bác sĩ tại Tâm Anh. Quy trình nghỉ ngơi sau mổ chỉ mất một ngày. Tôi có thể trở về nhà sớm, trước khi bước vào các đợt tập vật lý trị liệu và tập phục hồi nhẹ nhàng trong vài tháng tới. Lành thương trong khoảng thời gian rút ngắn, thêm vài tháng điều trị phục hồi chức năng tích cực, tôi kỳ vọng bản thân có thể tập luyện, thi đấu trở lại trong thời gian tới”, Phương Nga nói thêm.

Bước vào giai đoạn hồi phục hậu phẫu, Phương Nga chia sẻ về dự định trở lại thi đấu vào tháng 12, trong “Đại hội thể dục thể thao toàn quốc” - sự kiện 4 năm diễn ra một lần.

“Từ tháng 6 đến tháng 12, thầy Nguyễn Thanh Tài và ban lãnh đạo khuyên tôi chú trọng hồi phục hoàn toàn. Theo lịch trình này, tôi còn 6 tháng nghỉ ngơi và sớm trở lại tập luyện”, Phương Nga cho biết.

Trong 3 tháng tới, nữ vận động viên muốn tập luyện qua hình thức xem clip, từ đó ôn kỹ thuật cơ bản hoặc tập bổ trợ những bộ phận khác thiên về sức bền.

“Lợi thế của tôi tại đại hội thể dục thể thao là thực hiện bài quyền đã tập luyện từ 2012. Với kinh nghiệm sẵn có, chỉ cần phục hồi hoàn toàn đầu gối, tôi tự tin sẽ lấy lại phong độ”, Phương Nga quả quyết.

Giang Mỹ Anh

Ảnh: Giang Mỹ Anh
Đồ họa: Hà Minh

 

 

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, có nên đánh thuế thu nhập đối với lãi gửi tiết kiệm của cá nhân?

Gửi bình chọn Xem kết quả