Đăng ký
Đăng nhập
Thứ Ba, 17/9/2024 - 03:27:47 Đường dây nóng: 0936 650 620 Liên hệ quảng cáo: (024) 62820721 Cơ quan: (024) 62820712 Email: lh-long@tienphongtf.com

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Thứ Ba, 15:05 ngày 30/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu của chúng ta đã ra đi về thế giới người hiền, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu của chúng ta đã ra đi về thế giới người hiền, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...

Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, có “thế rồng cuộn hổ ngồi”, với hướng “nhìn sông dựa núi”, từ kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc (cách đây hơn 2.000 năm), đến kinh đô Thăng Long của Nhà nước Đại Việt (khoảng 1.000 năm trước), và ngày nay là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, với biết bao chiến công vang dội, Thăng Long - Hà Nội luôn là nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, nơi kết nối những mạch nguồn lịch sử và tinh hoa của dân tộc, nơi hội tụ và tỏa sáng của tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, tình đoàn kết và khát vọng vươn lên.

Đặc biệt, Thủ đô Hà Nội được thế giới biết đến là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố Sáng tạo”, nơi diễn ra nhiều sự kiện quốc gia và quốc tế quan trọng… Đặc biệt, với vị trí địa chính trị quan trọng, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước từ thời đại Hồ Chí Minh cho đến ngày nay, Đảng bộ Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Đảng, Nhà nước…

Cùng với đó, Hà Nội vinh dự, tự hào là một trong những địa phương nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những chỉ đạo quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư cũng chính là những định hướng lớn, là kim chỉ nam để Đảng bộ Hà Nội luôn hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, phát triển Thủ đô toàn diện, trong đó, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu cho văn hóa, con người Việt Nam.

Khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, Đảng ta đã xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

Đặc biệt, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng: Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng vai trò của văn hóa và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn... Tổng Bí thư tiếp tục nhấn mạnh: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn”.

Quan điểm của Tổng Bí thư cho thấy văn hóa có liên quan mật thiết, trực tiếp đến sự tồn vong, thịnh suy, phát triển, trường tồn của dân tộc, đất nước. Vì thế, trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ Hà Nội xác định phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng nền văn hóa Thủ đô theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển" và "soi đường cho quốc dân đi".

Từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Đảng bộ Hà Nội đã cụ thể hóa và luôn thống nhất quan điểm, xác định Hà Nội có thể không phải địa phương dẫn đầu về kinh tế nhưng phải là địa phương đi đầu, dẫn đầu về văn hóa, là nơi hội tụ và tỏa sáng, đại diện tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và phải luôn xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng để xây dựng Thủ đô phát triển bền vững.

Trên lĩnh vực văn hóa, Đảng bộ thành phố đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận quan trọng nhằm định hướng kịp thời chiến lược phát triển văn hóa Thủ đô. Đặc biệt, tại buổi làm việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gợi mở những nhiệm vụ trọng tâm và một lần nữa khẳng định: Hà Nội chưa khi nào có được quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển như bây giờ, nhưng yêu cầu đặt ra đối với Hà Nội cũng phải cao hơn với các địa phương khác. Đảng bộ Hà Nội cần phải có tầm nhìn không chỉ là một hay vài nhiệm kỳ, mà phải nhìn xa hơn nữa, với những cách làm, bước đi phù hợp, tận dụng tối đa những thời cơ, vận hội, huy động được nguồn lực tổng hợp để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

W

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Đảng bộ Hà Nội cần tập trung phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô. Tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích, công trình kiến trúc có giá trị, trọng tâm là các di sản thế giới, di tích quốc gia; đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao mới, tiêu biểu của Thủ đô (hệ thống nhà hát, quảng trường, tượng đài, công viên, tổ hợp thể thao, trung tâm hội chợ triển lãm…). Tổng Bí thư còn đặc biệt lưu ý: Thủ đô Hà Nội là bộ mặt cả nước, bộ mặt quốc gia, hình ảnh Việt Nam, cần mở rộng quan hệ với thủ đô các nước, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Trung ương, biết vận dụng và phát triển sáng tạo, từ sự chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, có bước đi, cách làm phù hợp; phối hợp với các địa phương khác. Mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng, Hà Nội cần tăng cường hợp tác, tận dụng thế mạnh của các địa phương khác, với tinh thần Hà Nội vì cả nước và cả nước vì Hà Nội.

Thấm nhuần tư tưởng, quan điểm, định hướng của Đảng về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phát triển văn hóa, từ thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa của Thủ đô, bằng việc vận dụng sáng tạo các quan điểm phát triển văn hóa của Đảng, Nhà nước, cụ thể hóa những định hướng chỉ đạo cụ thể của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua các thời kỳ, trên nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân Thủ đô cùng với bạn bè trong nước và quốc tế, từ thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa của Thủ đô, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã liên tục xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại và đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa.

[[ButDanh]]

Ảnh: [[ButDanh]]
Đồ họa: [[ButDanh]]

 

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, có nên đánh thuế thu nhập đối với lãi gửi tiết kiệm của cá nhân?

Gửi bình chọn Xem kết quả