Đăng ký
Đăng nhập
Thứ Năm, 19/9/2024 - 08:32:11 Đường dây nóng: 0936 650 620 Liên hệ quảng cáo: (024) 62820721 Cơ quan: (024) 62820712 Email: lh-long@tienphongtf.com

Những vấn đề cần lưu ý khi ngân hàng thương mại tài trợ cho các dự án BT

Thứ Hai, 10:49 ngày 12/08/2019

Tại Việt Nam gần đây, các dự án BT đang có sự tăng cường trở lại. Theo quy định về nguồn vốn thực hiện hình thức đầu tư này, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia tối thiểu phải là 15% đối với các dự án có tổng vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở xuống và 10% đối với phần chênh vượt trên 1.500 tỷ đồng. Vốn huy động khác gồm vốn đầu tư của Nhà nước tham gia hoặc nguồn vốn do nhà đầu tư huy động. Vốn đầu tư của Nhà nước bao gồm vốn từ NSNN, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Ngân hàng thương mại tài trợ hầu hết các dự án BT

Hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tham gia tài trợ cho hầu hết các dự án BT tại Việt Nam. Việc tham gia tài trợ của NHTM phụ thuộc khá nhiều vào cơ chế của hình thức dự án này. Một là cơ quan nhà nước sẽ giao đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án khác; hai là sẽ thanh toán bằng tiền cho nhà đầu tư xây dựng công trình BT. Với hai cơ chế này, sự tham gia tài trợ của NHTM đối với dự án BT là khác nhau.
Trong trường hợp nhà đầu tư nhận một dự án khác để phát triển nhằm thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận (gọi tắt là “dự án đối ứng”), NHTM có thể cần tài trợ đồng thời dự án BT và dự án đối ứng. Trường hợp nhà đầu tư được thanh toán bằng tiền, NHTM chỉ tham gia tài trợ vốn thực hiện công trình BT. 


Chu thíh hình anh

Giữa hai phương thức tài trợ trên, mức độ rủi ro đối với NHTM cũng có sự khác nhau nhất định. Ở trường hợp nguồn trả nợ từ dự án đối ứng, hiệu quả của dự án đối ứng ảnh hưởng nhiều đến phương án tài trợ của ngân hàng. Còn đối với trường hợp nguồn trả nợ từ tiền ngân sách, điểm quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của phương án tài trợ là đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ, nguồn vốn thanh toán từ NSNN đã có kế hoạch phân bổ rõ ràng.

Tài trợ các dự án BT là một loại hình tài trợ đặc thù so với loại hình cho vay đối với DN thông thường, do việc tài trợ cho hợp đồng BT liên quan đến hai chủ thể của hợp đồng là nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước cũng đã có các quy định riêng đối với loại hợp đồng này, việc tài trợ các dự án BT do vậy cũng có những đặc điểm riêng và những rủi ro riêng. 

Nhà đầu tư và ngân hàng tài trợ là hai chủ thể không thể thiếu trong việc triển khai các dự án BT. Sự tham gia của NHTM vào các dự án BT có ý nghĩa tích cực kép, vừa góp phần đưa nguồn vốn của xã hội vào các công trình xã hội, vừa là một kênh giúp Chính phủ kiểm soát các chi phí của dự án.

Tuy nhiên, khi tài trợ cho dự án BT các NHTM vẫn gặp nhiều khó khăn về khung pháp lý. Những khó khăn vướng mắc này cần sớm được tháo gỡ để NHTM có thể tham gia sâu và có hiệu quả hơn trong việc tài trợ các công trình theo hình thức đối tác công tư nói chung và loại hình dự án BT nói riêng. 

Hạn chế rủi ro khi ngân hàng thương mại tài trợ cho dự án BT

Để hạn chế rủi ro cho các NHTM khi tài trợ dự án BT cũng như phát huy hiệu quả những ưu điểm của hình thức đầu tư này, các ngân hàng cũng như cơ quan hoạch định chính sách cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, việc tài trợ cho các dự án BT cần phải được xem xét kỹ về mặt pháp lý. Những sai phạm gần đây do Thanh tra Chính phủ công bố liên quan đến ký kết hợp đồng BT của các UBND có phát sinh nhiều tại các nội dung có tính chất pháp lý. Chẳng hạn, UBND không thực hiện việc xây dựng và công bố danh mục dự án xây dựng để kêu gọi đầu tư; việc lựa chọn nhà đầu tư chưa tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, có sự móc nối giữa nhà đầu tư với chính quyền địa phương gây thất thoát cho NSNN; trong hợp đồng BT không quy định giá trị lợi nhuận mà nhà đầu tư được hưởng. Khi tiếp cận dự án BT, các NHTM cũng nên xác định những vướng mắc pháp lý hay phát sinh để có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả và phù hợp.

Bình Luận

Vui lòng đăng nhập để Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, có nên đánh thuế thu nhập đối với lãi gửi tiết kiệm của cá nhân?

Gửi bình chọn Xem kết quả