Đăng ký
Đăng nhập
Thứ Năm, 19/9/2024 - 23:25:34 Đường dây nóng: 0936 650 620 Liên hệ quảng cáo: (024) 62820721 Cơ quan: (024) 62820712 Email: lh-long@tienphongtf.com

Giao lưu trực tuyến về chủ đề: Khoa học và công nghệ - Động lực, nền tảng phát triển đất nước

Thứ Hai, 11:22 ngày 05/08/2019

Khoa học- công nghệ (KHCN) là động lực, là nền tảng phát triển đất nước. Vậy chúng ta đã dành cho động lực ấy, nền tảng ấy nguồn lực về tài chính, nguồn lực về con người như thế nào ? Cơ chế nào để thu hút nguồn lực tài chính và con người cho phát triển KHCN… Những tranh luận về chế độ đãi ngộ cho cán bộ KHCN, về hàm lượng KHCN trong mỗi sản phẩm, về phát triển thị trường KHCN… thực sự sôi động, thẳng thắn và đầy tâm huyết. 

Xin trân trọng kính mời độc giả gửi câu hỏi đến chúng tôi.

Danh sách Câu hỏi và Trả lời

(Hệ thống tự động cập nhật sau 60 giây)

Câu hỏi dành cho Thứ trưởng Chu Ngọc Anh: Thưa Thứ trưởng, với trách nhiệm là nhà quản lý nhà khoa học, ông đánh giá như thế nào về những đóng góp của khoa học và công nghệ trong thời gian qua? Xin Thứ trưởng nói rõ thêm vị trí, vai trò của KH&CN trong phát triển đất nước?

Xin chào độc giả của Báo ĐBND. Như các bạn độc giả đã biết, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI vừa qua đã thông qua Nghị quyết về Phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đây là một sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn thế giới đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, Nghị quyết Trung ương 6 thực sự là một luồng gió mới tạo niềm tin và sức sống mới cho hoạt động KH&CN nói riêng và hứa hẹn mở ra giai đoạn phát triển đất nước một cách toàn diện, bền vững.

Tôi nhắc đến Nghị quyết Trung ương 6 vì trong quá trình chuẩn bị, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiến hành đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện về hoạt động KHCN. Một cách tổng quát, có thể nói “KHCN nước ta đã đạt được nhiều thành tựu và có bước phát triển đáng tự hào” . KHCN luôn đồng hành và có những đóng góp có ý nghĩa quan trọng vào công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc cũng như xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. Riêng từ góc độ quản lý KHCN, có thể nói,....

Từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII (năm 1996), đặc biệt là trong khoảng 10 năm trở lại đây, công tác quản lý KHCN đã có những đổi mới sâu rộng và đã đạt các kết quả tích cực. Hệ thống pháp luật về KHCN đã cơ bản hoàn thiện với 8 đạo luật chuyên ngành điều chỉnh thống nhất, đồng bộ, toàn diện các hoạt động KHCN tạo thuận lợi cho các chủ thể (nhà khoa học, doanh nhân, người quản lý) tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo. Công tác quản lý khoa học và công nghệ đã đổi mới từ cách nghĩ đến cách làm để hòa nhập với sự đổi mới chung về KT-XH, chú trọng hơn tính hiệu quả, đặc biệt là đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để hướng KHCN phục vụ doanh nghiệp; thúc đẩy các tổ chức KHCN hoạt động theo cơ chế tự chủ, phát triển doanh nghiệp khoa học và thị trường công nghệ.....

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đầu tư cho KHCN được đảm bảo, tiềm lực KHCN được tăng cường; nhiều cơ chế chính sách mới phù hợp tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các nhà khoa học trong nước nghiên cứu, sáng tạo. Chính vì vậy các lĩnh vực KHCN, gồm cả khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ đều có được nhiều đóng góp đáng trân trọng.

Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã có đóng góp tích cực thúc đẩy ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các ngành, lĩnh vực KT-XH, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện tốc độ tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; trong một số lĩnh vực đã tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, như trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản, viễn thông, thiết kế và thi công nhà máy thuỷ điện... Có thể kể tới một số kết quả điển hình như lĩnh vực công nghiệp đã làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống cơ khí thủy công cho nhà máy thủy điện công suất lớn, giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam; lĩnh vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản ứng dụng các kết quả nghiên cứu và tiến bộ KHCN đã đóng góp 30% giá trị gia tăng trong nông nghiệp gia tăng giá trị xuất khẩu trong lĩnh vực này lên mức gần 20 tỷ USD/năm, đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, cao su, điều...; lĩnh vực y - dược đã thành công trong lĩnh vực ghép tạng, nghiên cứu và bước đầu ứng dụng tế bào gốc; lĩnh vực giao thông - xây dựng đã làm chủ các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, chế tạo, giám sát, thi công, xây lắp các công trình giao thông, xây dựng có quy mô và trình độ công nghệ ngang tầm các nước trong khu vực như công nghệ thi công cầu treo, cầu dây văng nhịp lớn, công nghệ công nghệ đúc hẫng cân bằng thi công cầu bê tông dự ứng lực khẩu độ lớn, ...; lĩnh vực công nghệ cao đã có nhiều nhà khoa học trẻ thành công với việc làm chủ được công nghệ và tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, có nên đánh thuế thu nhập đối với lãi gửi tiết kiệm của cá nhân?

Gửi bình chọn Xem kết quả